Xây Dựng Thương Hiệu “CAM NAM ĐÔNG”
Hiện nay, toàn huyện Nam Đông có khoảng 75ha cam đã được trồng, trong đó diện tích đang cho thu hoạch khoảng 30ha. Nhiều mô hình trồng cam đạt hiệu quả; một số mô hình có năng suất đạt 20 tấn/ha/năm, thu nhập đạt 300 triệu đồng/năm.
Giai đoạn 2016- 2020, huyện Nam Đông xác định cam là một trong những cây trồng chủ lực và xây dựng đề án phát triển cam Nam Đông với diện tích 400ha theo tiêu chuẩn VietGap. Theo tính toán, năng suất bình quân 17,5 tấn/ha, sản lượng 1ha/chu kỳ kinh doanh đạt 140 tấn, tổng sản lượng của dự án trong 1 chu kỳ đạt 56.000 tấn cam quả. Với giá thấp nhất tại vườn là 15 triệu đồng/tấn có doanh thu 1ha cam bình quân 175 triệu/ha/năm, tổng doanh thu 1ha của một chu kỳ 12 năm đạt 2,1 tỷ đồng. Giá trị gia tăng của cây cam cao gấp 5 lần cây cao su, 10 lần cây keo, 7 lần cây sắn công nghiệp. Như vậy, dự án cam sẽ góp phần nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp.
Hiện huyện Nam Đông đang vận động bà con chuyển đổi một số mô hình trồng cây cho hiệu quả thấp, các diện tích cao su đổ gãy nhiều, diện tích cao su già cỗi đến thời kỳ tái canh kém hiệu quả để trồng cam. Đồng thời Huyện cũng sẽ có những giải pháp hướng dẫn bà con sản xuất đảm bảo tiêu chuẩn ViệtGAP, quản lý chặt chẽ qui trình sản xuất từ khâu sản xuất giống, chăm sóc, bón phân, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch, bảo quản và phân phối tiêu thụ sản phẩm để xây dựng và phát triển thương hiệu “Cam Nam Đông”.
Bài Viết Liên Quan
Đánh giá kết quả thực hiện mô hình sản xuất giống cam Nam Đông đạt tiêu chuẩn VietGAP
Trồng cam theo tiêu chuẩn VietGap cho doanh thu 260 triệu đồng/ha/năm
Thừa Thiên - Huế phát triển bền vững vùng trồng cam Nam Đông
Tiềm năng phát triển mô hình sản xuất cam Nam Đông theo tiêu chuẩn VietGAP
Xây Dựng Thương Hiệu “CAM NAM ĐÔNG”
Cam Nam Đông được mùa nhưng khó tiêu thụ